CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP CHO TRẺ CHẬM VẬN ĐỘNG

19A/4 Ấp Nhân Hòa, Xã Tây Hòa, H.Trảng Bom, ĐN

0984312221

CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP CHO TRẺ CHẬM VẬN ĐỘNG
Ngày đăng: 06/03/2024 09:12 AM

CHUYỀN ĐỀ VÌ CỘNG ĐỒNG YÊU THƯƠNG - MIỄN PHÍ

CON CHẬM VẬN ĐỘNG PHẢI LÀM SAO?

Chậm phát triển vận động là gì?

Sự phát triển vận động của con trẻ bao gồm vận động tinh và vận động thô hay thể chất trí tuệ, ngôn ngữ, tâm lý và vận động. Nếu bạn nhận thấy con bạn chậm hơn sự phát triển của các bạn cùng trang lứa. Đó có thể là dấu hiệu sớm của chậm phát triển vận động.

Triệu chứng của chậm phát triển vận động

Phụ huynh nên quan sát, quan tâm, theo dõi, đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ qua giám sát sự tăng trưởng về thể chất và phát triển về vận động xem trẻ có bị chậm phát triển vận động hay không. Trong 1000 ngày đầu đời, trẻ phát triển rất nhanh chóng. Vậy nên nếu bé đạt được một sự phát triển và sau đó 1-2 tháng mà không có gì thay đổi, đó là một tín hiệu sớm cần được khám tại cơ sở y tế.

Tuổi

Triệu chứng

2 tháng tuổi

     trẻ không biết trao đổi ánh mắt với mẹ hoặc không biết cười

3 tháng tuổi

trẻ không biết phát ra tiếng, không thể ngẩng đầu 45 độ; cha mẹ thay quần áo cho trẻ rất khó khăn, cảm thấy chân tay của trẻ rất nặng, khó di chuyển được tay chân của trẻ.

4 tháng tuổi

bàn tay của trẻ vẫn nắm chặt.

5 tháng tuổi

trẻ không biết lật, không thể cầm đồ vật đưa vào miệng.

8 tháng tuổi

trẻ không biết tự ngồi thẳng.

9 tháng tuổi

trẻ không biết bò.

15 tháng tuổi

 trẻ chưa thể tự đi được.

 

Nguyên nhân chậm phát triển vận động ở trẻ nhỏ

Tình trạng chậm mốc phát triển vận động ở trẻ có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Đầu tiên là các bệnh bẩm sinh thần kinh trung ương như teo não, bại não. Phổ biến hơn là các yếu tố dinh dưỡng, vi chất, cách nuôi dưỡng cũng làm chậm phát triển ở trẻ. Hiếm hơn đó là các bệnh lý về cơ, bệnh lý trật khớp háng bẩm sinh. Hoặc các bệnh lý về nội tiết như suy giáp trạng bẩm sinh, thiếu hormon tăng trưởng GH và các bệnh di truyền bẩm sinh khác.

Một số yếu tố thuận lợi gây chậm phát triển vận động thường rơi vào trẻ sinh non dưới 32 tuần. Hoặc trẻ sinh nhẹ cân dưới 1.500 gram. Trẻ có nhiễm trùng trong bụng mẹ như rubella bẩm sinh hoặc tật bẩm sinh của hệ thần kinh, đa dị tật. Trẻ mắc các bất thường về nhiễm sắc thể như hội chứng Down… Hoặc trẻ có tai biến sản khoa và hậu sản như bệnh não thiếu oxi (sinh ngạt), viêm não, viêm màng não, xuất huyết não, vàng da.

Điều trị ở trẻ chậm phát triển vận động

Chậm phát triển vận động sẽ biến chứng và ảnh hưởng vô cùng nặng nề tới con trẻ. Vì vậy hãy khám phát hiện và điều trị sớm nhất để có thể giảm được những tiêu cực tới cuộc sống của trẻ.

Các bác sĩ chuyên ngành nhi, thần kinh nhi, hoặc  phục hồi chức năng nhi sẽ thăm khám lâm sàng. Từ đó có đánh giá cơ lực, trương lực cơ. Sau đó khảo sát hệ thần kinh trung ương bằng chụp MRI, CT, điện não đồ, làm các xét nghiệm nội tiết và vi chất giúp định hướng nguyên nhân. Sau đó các bac sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị đặc hiệu hoặc kết hợp tập luyện vật lý trị liệu hỗ trợ sự phát triển vận động của trẻ.

Các phương pháp khác điều trị chậm vận động

Dinh dưỡng :

Một phương pháp vô cùng hữu hiệu và dễ làm cho mẹ và bé đó là bổ sung vitamin D. Chúng ta đều biết, trẻ em cần vitamin D để phát triển hệ xương vững chắc. Đồng thời, phòng tránh còi xương và tăng cường hệ miễn dịch. Trẻ dưới 6 tháng tuổi đặc biệt cần uống bổ sung vitamin D vì sữa mẹ và sữa công thức không thể cung cấp đủ vi chất này cho trẻ. Canxi và vitamin D sẽ cho trẻ một hệ cơ xương khớp cứng cáp. Từ đó trẻ có thể tự tin tập đi, tập đứng và phát triển vận động bao bé cùng lứa tuổi.

Vận động : Các bài tập đặc biệt cơ bản các gia đình cần biết để hỗ trợ cho các bé 

Vì thế chúng tôi xây dựng các động tác đơn giản các gia đình có thể tự làm hoàn toàn miễn phí vì một thế giới

cho các con khỏe mạnh.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Yêu thương con đúng cách là hiểu cách làm cho con
Một cơ thể khỏe mạnh ngoài chế độ dinh dưỡng cần phần vận động hiệu quả.
Đối với các bé hay người hay nằm một chỗ, ngồi một chỗ lâu dần cơ xương khớp bị thoái hóa, ít linh hoạt.

Có người đã phải đút thức ăn cho con mãi 7-8 năm vì các cơ khớp co rút.
Vậy hãy cùng chúng tôi sắp xếp lại cách làm đúng cho người thân mình nha.

Qúy ông bà cô  bác anh chị em tham gia hỗ trợ nghe tư vấn và tập luyện điền thông tin vào link sau :
https://forms.gle/hecW5KJryaxKR6Zy9
Tham gia nhóm cộng đồng Diện Chẩn Nhi: https://zalo.me/g/caxdtb488
Hãy lan tỏa tình yêu này đến mọi người để cùng giúp nhau khỏe hơn.
-----------------------------
Diện Chẩn Nhi

Hỗ trợ 0949 724 475  - 0984 312 221

 

Chia sẻ:
Bài viết khác:
0
Zalo
Hotline